DNS Server là thuật ngữ được dùng phổ biến trên không gian mạng và được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin người dùng. Vậy khái niệm về DNS là gì? DNS nắm giữ những vai trò hay chức năng cụ thể nào? Tất cả sẽ được Niag giải đáp trong nội dung dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé.
DNS là gì?
Mặc dù đã nghe nhiều về DNS, tuy nhiên bạn có thực sự hiểu về khái niệm DNS là gì chưa? DNS là những chữ cái viết tắt của Domain Name System, có nghĩa là hệ thống phân giải tên miền. Cũng có thể hiểu đơn giản đây là hệ thống chuyển đổi từ tên miền website thành các địa chỉ IP tương ứng và có thể chuyển đổi ngược lại.
Để dễ hình dung hơn thì DNS sẽ chuyển tên miền website có dạng www.tenmien.com sang các địa chỉ IP. Thao tác chuyển đổi này có ý nghĩa lớn trong việc liên kết các thiết bị mạng, giúp định vị và gán địa chỉ cho các thông tin trên không gian mạng.
Vai trò, chức năng của DNS là gì?
DNS giữ vai trò quan trọng trong không gian mạng, điều đó có thể được biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Khi tìm hiểu về DNS là gì thì những thông tin về chức năng và vai trò của DNS Server cũng sẽ được đề cập đến, cụ thể như sau:
- DNS giữ vai trò dịch và truyền đạt lại thông tin dưới dạng 4 nhóm số khác biệt. Thông qua sự hỗ trợ này người dùng có thể đăng nhập vào các website nhanh chóng mà không cần nhập lại IP lưu trữ. Khi đó người dùng chỉ cần nhập tên trang web, trình duyệt sẽ tự động nhận dạng trang web.
- DNS chuyển đổi thành các IP và tạo ra kết nối giữa máy chủ và máy khách, giúp mọi người có thể truy cập vào bất kỳ trang web nào
Các loại DNS Server phổ biến
Hiện tại DNS Server có 2 dạng phổ biến nhất là Root Name Server và Local Name Server, cả hai sẽ có những điểm khác nhau, cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Root Name Servers
Khi tìm hiểu về DNS là gì các bạn sẽ được tìm hiểu về Root Name Server, một dạng DNS có chứa các thông tin giúp tìm kiếm tên miền, đóng vai trò là máy chủ lưu trữ các miền cấp cao nhất. Root là máy chủ tên miền cấp cao nhất nên có khả năng truy vấn các máy chủ của các miền thấp hơn.
Root kiểm soát các hoạt động tìm kiếm, nếu máy chủ tên miền không được để ở chế độ Root thì các hoạt động truy vấn, tìm kiếm sẽ không thể diễn ra. Hiện tại có khoảng 13 hệ thống máy chủ Root đang hoạt động với chức năng hỗ trợ các trường hợp có thể xảy ra.
Local Name Servers
Giải nghĩa DNS là gì không chỉ biết được Root Name Server mà còn có cả Local Name Server. Chức năng của Server này là tìm kiếm những máy chủ tên miền có thể lưu trữ dành cho các tên miền lưu trữ thấp hơn. Thông thường các doanh nghiệp hay các nhà cung cấp dịch vụ Internet mới sử dụng Local Name Server này.
Nguyên tắc làm việc của DNS là gì?
Khi nghiên cứu về DNS là gì có thể thấy nguyên tắc làm việc của DNS được duy trì ổn định như sau:
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ điều hành một hệ thống DNS riêng. Do đó, trong trường hợp trình duyệt tìm kiếm một địa chỉ trang web thì DNS có trách nhiệm phân giải tên website chính là DNS do chính tổ chức đó quản lý.
- Một thuật ngữ cũng cần được biết đến khi nói về DNS là gì đó chính là INTERNIC, đây là tổ chức được thành lập bởi National Science Foundation, T&T và Network thực hiện nhiệm vụ theo dõi tên miền và các DNS Server tương ứng. Bên cạnh đó, INTERNIC cũng có trách nhiệm trong việc đăng ký tên miền của Internet. Lưu ý là INTERNIC không có trách nhiệm phân giải tên cho từng địa chỉ.
- DNS có thể thực hiện truy vấn các DNS Server khác với mục đích tìm ra tên miền của một trang web đã được phân giải.
Cách sử dụng DNS
Người dùng có thể lựa chọn DNS riêng cho mình bởi tốc độ của mỗi DNS là khác nhau. Trong trường hợp sử dụng DNS do nhà mạng cung cấp thì người dùng không cần nhập địa chỉ DNS khi kết nối mạng. Tuy nhiên khi sử dụng mạng riêng thì người dùng cần điền địa chỉ cụ thể cho máy chủ đang sử dụng. Vậy cách thay đổi địa chỉ DNS là gì? Cùng tham khảo ngày các bước dưới đây.
- Bước 1: Vào phần Control Panel trên Start Menu.
- Bước 2: Tiếp tục vào phần View network status and tasks.
- Bước 3: truy cập vào mạng internet đang sử dụng.
- Bước 4: Chọn properties để đổi DNS trên máy tính.
- Bước 5: Di chuyển đến phần Internet Protocol Version 4 và ấn chọn.
- Bước 6: Ấn chọn use the following DNS server addresses.
- Bước 7: Hoàn tất quá trình thay đổi địa chỉ DNS bằng cách nhấn Ok.
Nguyên nhân khiến DNS dễ bị tấn công
Khi nói về DNS chắc hẳn nhiều người cũng sẽ nhắc đến việc DNS dễ bị tấn công, vậy nguyên nhân tấn công DNS là gì? Tại sao điều này lại dễ dàng xảy ra như vậy?
Khi thực hiện chuyển đổi tên miền thành IP cũng là quá trình chuyển đổi DNS diễn ra. Quá trình nhập địa chỉ và liên hệ với máy chủ để lấy IP sẽ liên quan đến các dạng máy chủ bao gồm:
- Máy chủ tên có thẩm quyền: có tác dụng lưu trữ thông tin của một vùng.
- Máy chủ tên đệ quy: có vai trò truy vấn lại các DNS của người dùng khi họ sử dụng internet và lưu trữ kết quả phản hồi của DNS trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi xem xét các khía cạnh và tìm hiểu về DNS là gì có thể thấy, nguyên nhân khiến DNS dễ dàng bị tấn công đó là do máy chủ tên đệ quy. Khi máy chủ tên đệ quy tăng tốc độ xử lý và lưu trữ thông tin bằng cách lưu vào bộ nhớ tạm. Đây chính là thời điểm có thể xuất hiện những rủi ro bởi các đối tượng trung gian có thể dễ dàng tấn công nhất.
Khi tán công vào DNS, các đối tượng này có thể thực hiện các hành vi như cướp mail, mạo danh các trang web, can thiệp vào Voice Over IP, lấy cắp thông tin cá nhân, các loại mật khẩu, trích xuất dữ liệu từ các thẻ tín dụng,… Để tránh trường hợp này xảy ra bạn có thể tìm đến nơi có kinh nghiệm lâu năm về DNS chẳng hạn như https://mona.host/ sẽ tư vấn cụ thể và nhất định giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn.
Rò rỉ DNS và cách khắc phục
Rò rỉ DNS tức là việc các hoạt động duyệt web của máy với ISP, vị trí của bạn tới các website đang truy cập bị tiết lộ. Nguyên nhân là do DNS kết nối đi thẳng tới ÍP và không thông qua bất kỳ VPN nào, do đó mọi thông tin đều được cung cấp cho website mà bạn đang kết nối.
Nguyên nhân rò rỉ DNS được xác định là do VPN cấu hình không đúng cách. Nếu VPN được sử dụng đúng cách thì các kết nối sử dụng DNS của VPN và máy chủ có thể truy cập cùng một mạng với máy chủ VPN, thông qua đó sẽ đảm bảo mã hóa lưu lượng DNS.
Trường hợp không thực hiện đúng cách sẽ khiến lưu lượng DNS thoát khỏi VPN Tunnel, vì vậy các yêu cầu DNS có nguy cơ không được mã hóa đúng theo mặc định. Khi đó, toàn bộ ISP sẽ không đáp ứng việc mã hóa yêu cầu từ DNS.
Sau khi đã biết nguyên nhân rò rỉ DNS là gì, vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Trước hết chúng ta cần kiểm tra lỗi để nắm rõ lỗi và đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Có những cách kiểm tra rò rỉ DNS như sau:
- Kiểm tra rò rỉ DNS từ trình duyệt: Công cụ thường được sử dụng đó là DNSleaktest.com với cách sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả. Các dấu hiệu rò rỉ DNS xuất hiện khi có nhiều IP khác nhau nhưng không đến từ Host của bạn. Tên của các địa chỉ này có thể khác nhau, do đó hãy tập trung kiểm tra IP để xác định được lỗi.
- Kiểm tra DNS bằng Torrent: Công cụ để kiểm tra DNS bằng Torrent là pMagnet. Khi sử dụng công cụ này các bạn có thể xác định được Torrent Client đang hiển thị IP nào thông qua việc sử dụng Magnet Link.
Sự khác biệt giữa DNS Public và DNS Private
Sự khác biệt giữa Public và Private DNS là gì và chúng có sự khác nhau như thế nào? DNS Private hay còn gọi là DNS cá nhân sử dụng các máy tính có tường lửa, thông thường sẽ được sử dụng cho mạng máy tính nội bộ. Các máy tính cục bộ có thể nhận dạng theo tên nếu sử dụng DNS Private, những máy tính bên ngoài sẽ không thể sử dụng.
Trái ngược lại, DNS Public sẽ cho phép máy chủ được truy cập vào internet tại bất kỳ đâu. Ngoài ra, IP của máy chủ cũng có thể truy cập được internet.
Với những thông tin về DNS là gì và các vấn đề xoay quanh DNS đã được gửi tới các bạn trong bài viết này, hy vọng các bạn đã giải đáp được những thắc mắc về DNS. Chúc các bạn có thể sử dụng DNS một cách an toàn, hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.