Ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp và có khả năng gây nguy hiểm dẫn tới tử vong. Bệnh diễn biến khi người bệnh đang chìm sâu vào giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân thường khó phát hiện ra bản thân đang mắc bệnh. Nội dung bài viết dưới đây, NIAG cung cấp đến bạn chi tiết về hiện tượng ngưng thở trong khi ngủ là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả.
Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là rối loạn bệnh lý đường hô hấp liên quan đến giấc ngủ của con người. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian khoảng 10 giây làm giảm nồng độ oxy trong máu. Sau đó, hoạt động hô hấp của người bệnh trở lại bình thường và thường bị tỉnh giấc ngắn.
Chứng ngưng thở được chia làm 3 giai đoạn là:
- OSA – Obstructive Sleep Apnea (Ngưng thở tắc nghẽn)là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giowis và 2% nữ giới.
- CSA – Central Sleep Apnea (Ngưng thở trung ương)
- MSA – Multiple Sleep Apnea (Ngưng thở hỗn hợp)
Chứng ngưng thở tắc nghẽn là các cơn nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi người bệnh tiến vào giấc ngủ. Trong thời gian này, cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm giãn ra và gây nên hiện tượng nghẽn. Điều này dẫn đến lượng oxy trong máu giảm và cơ thể phát ra tín hiệu để đánh thức một phần não chỉ huy cơ hoạt động thở.
Lúc này, cơ hoành và cơ ngực cần làm việc mạnh mẽ hơn để ép không khí qua vùng hẹp. Hơi thở lúc này sẽ trong trạng thái thở gấp, ngáy, khịt mũi. Hơi thở khi trở về trạng thái bình thường thì não người bệnh lại rơi vào trạng thái ngủ và quy trình tắc nghẽn có thể lại bắt đầu.
Đối tượng mắc bệnh
Ngưng thở trong giấc ngủ có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nhất là tuổi trung niên trở đi và ở đối tượng nam nhiều hơn. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ngưng thở khi ngủ thường là:
- Người béo phì có nguy cơ cao gấp 3 lần so với người ở trạng thái bình thường. Khi thừa cân, chất béo lắng đọng xung quanh đường hô hấp có thể gây cản trở của bạn.
- Những người cổ dày thường có đường thở hẹp
- Người có sự bất thường về cấu trúc đường hô hấp như tắc mũi, lưỡi to, hàm ra sau,…
- Người nghiện rượu, sử dụng chất kích thích, thuốc an thần. Thuốc opioid, đặc biệt là thuốc tác dụng kéo dài như methadone sẽ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ trung ương.
- Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người không sử dụng thuốc lá. Hút thuốc làm tăng mức độ viêm và giữ nước ở đường hô hấp trên.
- Trong gia đình từng có người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ
- Người đang mắc các bệnh khác như mạch máu não, suy tim, tăng huyết áp,…
Nguyên nhân hình thành bệnh ngưng thở khi ngủ
Bệnh ngưng thở khi vào giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân hình thành. Nguyên nhân thứ nhất do cấu trúc lưỡi to, các mô thành sau họng quá lớn hay có sự bất thường về xương hàm. Chính những bất thường này làm đường hô hấp bị ngưng một phần hoặc hoàn toàn.
Nguyên nhân thứ hai là do trung ương điều khiển là não bộ. Não không gửi được các tín hiệu phù hợp để điều khiển cơ thuộc hệ hô hấp và thường gặp ở người bị tổn thương não. Bên cạnh đó, ngưng thở trung ương còn do các bệnh lý sẵn có trong cơ thể gây ra như béo phì, mạch máu não, tăng huyết áp, suy tim,…
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Những người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ thường có các triệu chứng như:
- Ngủ ngáy lớn kèm theo hiện tượng ngạt thở.
- Thức giấc nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày. Việc thức giấc liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến khả năng phục hồi năng lượng của cơ thể không được bình thường. Do đó, bạn có thể bị buồn ngủ, mất năng lượng nghiêm trọng vào ban ngày.
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm
- Đau đầu vào buổi sáng khi tỉnh giấc
- Giảm trí nhớ và gây mất tập trung
Khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh thì cần đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị sớm nhất. Khi bệnh không được chữa kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Gây tai biến mạch máu não và các bệnh về tim. Nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột khi bệnh xảy ra làm tăng huyết áp, căng hệ thống tim mạch.
- Các biến chứng do thuốc và phẫu thuật. Chứng ngưng thở trong giấc ngủ do tắc nghẽn là vấn đề đáng lo ngại khi bạn sử dụng một số loại thuốc và khi gây mê toàn thân. Những người mắc bệnh ngưng thở trong khi ngủ có nhiều khả năng bị biến chứng sau những cuộc phẫu thuật lớn do dễ gặp vấn đề về hô hấp, đặc biệt khi dùng thuốc an thần và nằm ngửa.
- Ảnh hưởng đến những người xung quanh do tiếng ngáy phát ra khi ngủ lớn.
Dấu hiệu phát hiện bệnh ngưng thở khi ngủ
Khi bạn có triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ, bạn có thể thực hiện theo dõi hơi thở của bạn qua đêm và các chức năng khác của cơ thể khi ngủ tại nhà. Các xét nghiệm để phát hiện bệnh gồm:
- Xét nghiệm đa ký giấc ngủ về đêm. Trong quá trình kiểm tra, bạn được kết nối với thiết bị theo dõi hoạt động của tim, phổi, não, kiểu thở, chuyển động của cánh tay, chân và nồng độ oxy.
- Xét nghiệm kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể thực hiện các xét nghiệm đơn giản tại nhà để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm thường đo nhịp tim, nồng độ oxy, luồng không khí và kiểu thở của bạn.
Nếu kết quả kiểm tra không khả quan, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa hô hấp để khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ tại đây sẽ làm các xét nghiệm toàn diện để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp chữa trị. Liên hệ ngay dịch vụ thuê xe cấp cứu của đơn vị dịch vụ y tế Cấp Cứu Vàng để được cấp cứu, chuyển viện nhanh nhất cho bệnh nhân.
Phòng ngừa và điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh ngưng thở khi ngủ, bạn cần có lối sống lành mạnh, khoa học như:
- Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để khơi thông hệ hô hấp.
- Hạn chế uống rượu bia và không uống trong 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Hạn chế hút thuốc lá và thuốc lá điện tử,…
- Tư thế ngủ phù hợp, nằm ngửa, có gối đầu với độ cao phù hợp.
- Sử dụng thuốc thông mũi để khơi thông đường thở.
- Tránh dùng các loại thuốc an thần như thuốc chống lo âu, thuốc ngủ.
Những lối sống lành mạnh này cũng có thể áp dụng đối với những người đang điều trị bệnh ở mọi giai đoạn.
Biện pháp điều trị bệnh
Khi bạn mắc bệnh ngưng thở trong giấc ngủ ở giai đoạn nặng, bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị:
- Sử dụng máy thở oxy áp lực dương CPAP. Thiết bị tạo ra dòng khí áp lực dương liên tục thổi vào đường hô hấp người bệnh. Áp lực này có tác dụng nâng đỡ cơ vùng hầu họng và không cho cơ xẹp xuống. Do vậy, đường thở của người bệnh luôn được thông suốt.
- Dùng thiết bị nha khoa là dụng cụ nâng hàm. Thiết bị được sử dụng cho người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa. Tác dụng của thiết bị là giữ hàm dưới và lưỡi luôn thả lỏng về phía trước khi ngủ. Nhu vậy, những bộ phận này không thể làm tắc nghẽn đường thở.
- Biện pháp thứ ba là phẫu thuật tai mũi họng. Đây là cách hiệu quả, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh do cấu trúc đường hô hấp.
Nội dung bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về bệnh ngưng thở khi ngủ, các dấu hiệu nhận biết, đối tượng mắc bệnh và cách phòng – điều trị hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn có thể hiểu hơn về bệnh.