Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nó đe dọa rất lớn đến đến sức khỏe và tinh thần của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về viêm não Nhật Bản là gì cũng như những diều cần biết về căn bệnh này? Cùng Niagara Computer Services theo dõi nhé.
Thông tin chung về viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở trẻ do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B gây ra. Đối tượng nhiễm bệnh đa số là trẻ dưới 15 tuổi, đặc biệt là các bé từ 5 đến 7 tuổi có nguy cơ lây bệnh rất cao.
Viêm não Nhật Bản là bệnh phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, các ca bệnh viêm não thường bùng phát ở những tháng hè từ tháng 5 – tháng 7. Đặc biệt bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và được đánh giá có tỷ lệ tử vong khá cao.
Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Các loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, chim hoang dã. Muỗi chính là động vật thường bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản do hút máu từ các động vật đã bị bệnh, sau đó chúng truyền sang người thông qua vết đốt.
Tại Việt Nam, loài muỗi Culex truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng ẩm. Muỗi Culex có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh vào mùa hè. Khi bị muỗi này tấn công, trẻ em chưa được tiêm phòng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch còn yếu.
Virus sau khi vào cơ thể trẻ em theo đường máu sẽ sinh sôi và đi khắp cơ thể, tập trung nhiều với mật độ cao nhất ở các tế bào thần kinh trung ương.
Màng não và nhu mô não phải phản ứng lại với sự hiện diện của virus bằng các phản ứng viêm, gây ra các thương tổn dạng phù nề và xuất huyết.
Từ đó các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi cũng xuất hiện các ổ viêm nhiễm, xung huyết và chảy máu ở niêm mạc và nhu mô.
Các giai đoạn mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ trải qua thời gian dài ủ bệnh trong tầm 5 đến 14 ngày. Tại thời gian này, người mắc không có bất kỳ triệu chứng gì.
Giai đoạn khởi phát
Sau khi ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản bắt đầu tấn công vào máu não, gây tình trạng phù não. Cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đột ngột sốt cao trên 39 độ C. Người mắc cảm thấy đau đầu, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
Trong 1 đến 2 ngày đầu phát bệnh, viêm não Nhật Bản ở trẻ em sẽ gây ra chứng cứng gáy, mất ý thức, tăng trưởng lực cơ hoặc vận động của nhãn cầu bị rối loạn. Nhiều người hay nhầm lẫn trẻ bị ngộ độc thực phẩm như hay đau bụng, đi lỏng ở giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn thật sự nguy hiểm với người mắc. Những tổn thương về não nói chung và thần kinh khu trú nói riêng như bị liệt chi, cơ mặt hoặc lác mắt xảy ra. Bệnh nhân hay bị mê sảng rồi dần rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Ngoài ra người mắc bệnh còn có những triệu chứng của thần kinh thực vật như bị tiết mồ hôi rất nhiều, mạch đập nhanh, huyết áp tăng cao và rối loạn nhịp thở. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu này phải nhanh chóng thuê xe cấp cứu để đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Giai đoạn lui bệnh
Nếu viêm não Nhật Bản được chữa trị đúng lúc thì sau tầm 7 đến 8 ngày sẽ không xảy ra tình trạng bội nhiễm trên cơ thể nữa. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần và không còn sốt cao.
Tuy nhiên một vài trường hợp dù đã được điều trị tích cực nhưng vẫn để lại di chứng về thần kinh như liệt chi hoặc các dây thần kinh. Từ đó chất lượng cuộc sống và sức khỏe khó bình phục như bình thường.
Các biến chứng nguy hiểm mà trẻ mắc viêm não Nhật Bản có thể gặp phải là:
- Các phản ứng viêm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm bàng quang.
- Các rối loạn: Rối loạn tâm thần, rối loạn chuyển hoá.
- Hay bị loét và nhiễm trùng.
- Mắc phải một số biến chứng như động kinh hoặc Parkinson.
Vậy nên có thể thấy việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm não Nhật Bản là rất quan trọng.
Cách chữa trị và phòng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Phương pháp chữa trị bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Đầu tiên, người mắc sẽ được thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số xét nghiệm cần phải làm có thể kể đến như:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ xét nghiệm công thức máu để biết được số lượng bạch cầu cùng các chỉ số liên quan để tìm hiểu các rối loạn trong cơ thể.
- Xét nghiệm dịch não tuỷ: Bác sĩ thông qua xét nghiệm để quan sát màu sắc, độ trong và xét nghiệm tế bào học, sinh học. Khi mắc viêm não Nhật Bản thì dịch não tuỷ ở trẻ thường trong suốt, không màu, lượng bạch cầu tăng.
Ngoài ra bác sĩ còn thực hiện một số kỹ thuật phân tích khác để phát hiện kháng thể kháng virus gây viêm não Nhật Bản.
Sau khi đã chẩn đoán được bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên ngày nay chưa có phương pháp đặc trị dành riêng cho bệnh Viêm não Nhật Bản ở trẻ em, đa số việc điều trị chủ yếu trên lâm sàng với mục đích nâng đỡ, cải thiện triệu chứng:
- Chống phù não: Trẻ được truyền dịch ưu trương hoặc sử dụng Corticoid nếu bị phù não nặng và co giật. Việc làm này giúp điều chỉnh sự thẩm thấu của mạch máu, ngăn chặn tích luỹ nước và muối ở não.
- Chống co giật: Sử dụng thuốc Seduxen bằng kỹ thuật Sonde hoặc tiêm vào bắp thịt hay tĩnh mạch để chống co giật hiệu quả.
- Hạ sốt: Để trẻ nhanh chóng hạ nhiệt cần cởi bớt áo quần và chườm đá vào những vùng như nách, bẹn. Kết hợp uống thuốc hạ sốt.
- Chống suy hô hấp: Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thở oxy, hút đờm hay hô hấp nhân tạo để ngăn tình trạng suy hô hấp diễn ra.
- Ngăn tình trạng bội nhiễm: Trẻ sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh cùng với việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm, lở loét.
- Cân bằng dinh dưỡng: Cho người bệnh ăn uống đủ chất, đặc biệt cung cấp đủ đạm và Vitamin để nâng cao sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.
Phương pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Bởi bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em chưa có phương pháp đặc trị bệnh, nên cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ là tiêm phòng:
- Đưa trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
- Ngủ màn, mặc áo quần dài và dùng chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, bọ gậy.
- Di dời chuồng gia súc ra xa nơi ở, thường xuyên vệ sinh chuồng trại (nếu có).
- Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu sốt cao, nôn để được thăm khám kịp thời.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về viêm não Nhật Bản là gì cũng như một số điều cần biết về căn bệnh này. Mong rằng, từ những thông tin mà chúng tôi mang đến, bạn có thể ngăn ngừa và chăm sóc cho con em mình tốt hơn.